Hộp số là bộ phận có nhiệm vụ thay đổi tốc độ giữa động cơ và cầu chủ động. Tuy nhiên, do có nhiều loại hộp số khác nhau nên không ít khách hàng cảm thấy hoang mang khi có ý định mua xe. Tại bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp đến bạn vấn đề hộp số CVT và AT loại nào tốt hơn, nên sử dụng loại nào?
Thông tin về hộp số CVT và AT
Hộp số xe ô tô là bộ phận rất quan trọng của một chiếc xe bốn bánh. Nếu thiếu đi bộ phận này thì chiếc xe không thể hoạt động được. Cụ thể, hộp số là bộ phận mang nhiệm vụ truyền sức mạnh từ động cơ của hệ truyền động, giúp chiếc xe ô tô của bạn dễ dàng thay đổi vận tốc một cách phù hợp theo nhu cầu của người điều khiển. Bên cạnh đó, hộp số còn cho phép tỷ truyền của phần động cơ thay đổi theo tốc độ hoặc thay đổi hệ số của động cơ để chiếc xe có những vòng tua lý tưởng nhất.

Trong quá trình tham khảo thông tin mua xe, có không ít người thắc mắc CTV, AT là gì và phân vân trong việc nên sử dụng hộp số CVT hay dùng hộp số thông thường. Để giải đáp cho câu hỏi hộp số CVT và AT loại nào tốt hơn, trước hết chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem hộp số CVT và AT là gì.
Hộp số CVT là gì?
Trên thị trường hiện nay, đặc biệt là các nhà sản xuất xe ở khu vực châu Á lẫn châu Âu đều đang áp dụng hộp số cấp CVT, chẳng hạn như Mitsubishi Outlander, Honda City hay Renault Megane,…
Theo đó, CVT (Continuously Variable Transmission) hay còn được biết đến là hộp số biến thiên vô cấp. Loại hộp số này ra đời khá sớm và được ứng dụng lần đầu năm 1939 trên chiếc Subaru Justy GL. Từ đó về sau, nhiều hãng ô tô đình đám khác cũng trang bị hộp số này cho chiếc xe của mình như Honda, Audi hay GM.
Loại hộp số này có thiết kế khá đơn giản nhằm mang tới cảm giác lái mượt mà, hạn chế tiếng ồn của động cơ. Thêm vào đó, nó còn giúp chủ xe tiết kiệm nhiên liệu, giảm khí thải ra môi trường bên ngoài. CVT cũng dễ dàng thích ứng khi người lái xe tăng – giảm tốc độ đột ngột. Đặc biệt, CVT rất ít khi gặp lỗi trong quá trình sử dụng nên tài xế có thể yên tâm lái xe hơn.
Bên cạnh đó, với những mẫu xe sử dụng hộp số CVT thì người điều khiển xe sẽ ít có cảm giác khi chuyển số hoặc “bốc” khi xe lăn bánh. Dây đai của CVT cũng gặp hạn chế trong việc tăng tốc và dễ bị kéo dãn, làm ảnh hưởng tới hiệu suất của toàn hành trình.
Hộp số này có cấu tạo khá đơn giản chỉ gồm puly và dây curoa. Trong đó, dây curoa (dây đai hộp số CVT) được làm bằng thép. Loại dây này sẽ nằm giữa 2 puly và dễ dàng thay đổi khoảng cách bởi thiết kế của chúng không dính liền.

Với đặc điểm cấu tạo được tối ưu hóa nên hoạt động của CVT khá đơn giản và dễ dàng hơn so với các loại khác. Tính tới thời điểm này, hộp số CVT đã có nhiều cải tiến nên có thêm 3 chi tiết chính là bộ truyền đai và 2 bánh pulley chủ – bị động; Bộ điều khiển hộp số cùng các thiết bị chấp hành để giúp thay đổi đường kính 2 pulley; Cuối cùng là cơ cấu đảo chiều chuyển động hộp số giúp xe vận hành thuận tiện hơn.
Theo đánh giá từ các chuyên gia và kinh nghiệm của nhiều chủ xe đã từng sử dụng hộp số này cho biết, hộp số CVT rất bền. Lý do là bởi chúng hoạt động trên hệ thống puly và dây đai giúp thay đổi liên tục cũng như đảm bảo sự đồng nhất, thay vì riêng rẽ các số với nhau.
Hộp số CVT tạo cho người lái cảm giác chạy êm khi ở dải vòng tua thấp, xe giữ được tốc độ ổn định so với lượng động năng sản sinh ra. Thêm vào đó, hệ thống dầu nhớt của một số loại hộp số của CVT như Toyota, Honda,… còn đảm bảo chất lượng để hạn chế tình trạng tiêu tốn quá nhiều nhiên liệu. Điều này cũng góp phần giảm lượng thải khí từ động cơ máy ra môi trường bên ngoài.
Hộp số AT là gì?
Đây là hộp số tự động, giúp đảm nhiệm các thao tác sang số phù hợp với điều kiện vận hành, di chuyển của xe. Hộp số AT đóng vai trò lớn trong việc giúp điều khiển xe trở nên thuận lợi trong khi người lái không cần thực hiện quá nhiều thao tác. Bên cạnh đó, hộp số AT cũng giúp tối ưu hóa thao tác vận hành xe một cách nhanh chóng, chính xác hơn.

Nếu đem so sánh với các hộp số thông thường khác, AT có giá thành rẻ, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa hợp lý. Chưa kể, người lái sẽ chủ động được thao tác vận hành xe khi muốn tăng – giảm tốc độ theo ý muốn.
Có thể thấy, mặc dù hộp số CVT không có cảm giác giật cục khi sang số nhưng chúng lại có khả năng tăng tốc không bốc bằng hộp số có cấp như AT.
Hộp số CVT và AT loại nào tốt hơn?
Được biết, nguyên lý hoạt động của hộp số CVT và AT như cách xây cầu thang. Nghĩa là, nếu AT là dạng cầu thang bậc thì CVT là dạng cầu trượt. Nếu AT xây càng nhiều bậc thì quá trình leo càng dễ nhờ khoảng cách giữa các bậc thang được rút ngắn. Đây là lý do vì sao AT nhiều cấp tốt hơn AT ít cấp. Trong khi đó, CVT lại giống như chiếc cầu trượt với cấu tạo đơn giản hơn rất nhiều nhưng hạn chế là dễ trơn trượt.
Vậy hộp số CVT và AT loại nào tốt hơn? Để giải đáp vấn đề này mời bạn đọc tham khảo nội dung tiếp theo về những ưu – nhược điểm của 2 loại hộp số này.

Hộp số CVT và AT loại nào tốt hơn? Xét về ưu điểm
Theo đó, hộp số CVT và AT có những ưu điểm nổi trội như sau:
Hộp số CVT | Hộp số AT |
– Xe mang tới cảm giác chạy mượt mà, êm ái, không còn tình trạng giật sóc khi sang số nhờ dải tỷ số truyền biến thiên hoạt động liên tục.
– Tạo cảm giác thoải mái nhờ giảm được tiếng ồn động cơ nếu được cài đặt hợp lý. -Tốc độ vòng quay của hộp số CVT tối ưu nên có khả năng tiết kiệm nhiên liệu tốt. -Cho khả năng tăng tốc nhanh, hạn chế hao hụt lực so với những dòng hộp số tự động bình thường. -Cấu tạo đơn giản nên khi có hỏng hóc dễ dàng sửa chữa, thay thế. -Giá thành rẻ. |
-Giúp người điều khiển dễ sử dụng do khả năng tự thiết lập, điều chỉnh.
-Di chuyển thuận lợi trong điều kiện tắc đường, đặc biệt là ở nơi có mật độ giao thông cao hay trong giờ cao điểm. -Giảm nguy cơ chết máy. -Cho phép lái xe có thể khởi động máy khi ở điều kiện đặc biệt như khi xe đang trên dốc. -Khi kéo ga cho cảm giác ít rung, ít giật. |
Hộp số CVT và AT loại nào tốt hơn? Xét về nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm trên thì hộp số CVT và AT cũng còn tồn tại một số hạn chế như sau:
Hộp số CVT | Hộp số AT |
-Không đáp ứng được nếu mô men xoắn quá lớn vậy nên hộp số CVT không phù hợp với những dòng xe có tải trọng cao.
-Khó có thể cảm nhận được cảm giác khi chuyển số nên người điều khiển xe không có cảm giác lái chân thật. -Dây đai rất dễ trơn trượt, bị giãn nên có thể làm giảm hiệu suất hoạt động. -Hộp số CVT không bền nên phải thay mới trước khi hết đời xe. |
-Làm tiêu hao nhiên liệu lớn do sự hao hụt ở bộ phận biến mô thủy lực, đặc biệt là ở hộ số AT ít cấp.
– Cấu tạo khá phức tạp nên chi phí sản xuất đắt đỏ, quá trình bảo dưỡng cũng như sửa chữa xe khá tốn kém. |
Nên chọn hộp số CVT hay AT?
Từ những kết quả so sánh trên, chúng ta có thể thấy rằng, cả hộp số CVT và AT đều có những ưu và nhược điểm riêng biệt. Vì thế nên bạn cần cân nhắc dựa trên nhu cầu sử dụng để có thể lựa chọn cho mình phương tiện phù hợp khi di chuyển.

Trong trường hợp bạn yêu thích cảm giác di chuyển mượt mà trên xe hay tiết kiệm nhiên liệu thì nên lựa chọn hộp số CVT. Đây cũng là loại hộp số được các chuyên gia khuyên dùng với nhu cầu di chuyển trong điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông tốt.
Còn nếu bạn mong muốn có những trải nghiệm thú vị và cảm giác lái chân thực hơn thì những chiếc xe sở hữu hộp số AT sẽ là lựa chọn hoàn hảo và thích hợp nhất.
Qua những đánh giá chi tiết về những ưu và nhược điểm của cả 2 hộp số trên, việc hộp số CVT và AT loại nào tốt hơn sẽ phụ thuộc nhiều vào nhu cầu sử dụng của chính khách hàng. Mong rằng với những thông tin được cung cấp trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trình tham khảo và lựa chọn mua xe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!